top of page

Chỉ số P/E là gì? Khi P/E cao thì nó có ý nghĩa gì?

  • Ảnh của tác giả: Infina
    Infina
  • 17 thg 6, 2022
  • 4 phút đọc

Khi bắt đầu quyết định mua cổ phiếu của một doanh nghiệp thì nhà đầu tư cần phải quan tâm đến những chỉ số tài chính của công ty đấy. Các chỉ số tài chính sẽ phản ánh tình hình hoạt động của công ty, từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng sinh lời của cổ phiếu trong tương lai. Chỉ số P/E là một chỉ tiêu quan trọng mà nhà đầu tư nào cũng quan tâm tới nó. Để hiểu rõ P/E là gì, cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé!


Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là một chỉ số có thể đánh giá được mối quan hệ giữa thị trường của cổ phiếu và lãi thu được trên một cổ phiếu.

Vậy P/E là viết tắt của từ gì? P/E là viết tắt của cụm từ Price to Earning ratio tức P/E là điểm hòa vốn ước tính. Nó thể hiện để đầu tư trong thời gian bao lâu thì có thể lấy lại vốn.


Công thức tính P/E:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price) / thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Trong đó:

Chỉ số EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu hiện tại là 10.000 đồng và đang có lãi là 1.500 đồng thì nhà đầu tư sẽ mất khoảng gần 7 năm để hoàn lại vốn.

Ý nghĩa

Chỉ số P/E có ý nghĩa rất quan trọng cho doanh nghiệp cũng như quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Từ công thức trên, ta có thể hiểu chỉ số P/E thể hiện số tiền mà bạn sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Chỉ số P/E còn được coi như một thước đo để giúp các nhà đầu tư có thể phán đoán và đầu tư cổ phiếu của một doanh nghiệp.

  1. Nếu chỉ số P/E thấp: thể hiện cổ phiếu mà nhà đầu tư đang xem xét bị đánh giá thấp. Nó cho biết rằng có thể doanh nghiệp đang gặp một số vấn đề khó khăn, yêu cầu nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, xét ở góc độ khác P/E thấp cho biết khả năng công ty đó bỗng dưng xuất hiện lợi nhuận đột biến (ví dụ như bán tài sản).

  2. Nếu chỉ số P/E cao: thể hiện rằng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang xem xét được đánh giá cao và rất có triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, trong một diễn biến khác thì chỉ số P/E cao sẽ cho biết rằng doanh nghiệp đó đang ở đáy của chu kỳ kinh doanh.


Chỉ số P/E như thế nào thì tốt?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E điển hình như: Tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, các tình hình kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, lãi suất, GDP,… Vì vậy để đánh giá chỉ số P/E tốt thì không phải điều dễ dàng và nó cũng chỉ mang tính tương đối.

Bên cạnh những yếu tố tác động của thị trường, nhà đầu tư cần phải vận dụng thêm những kinh nghiệm của bản thân để phán đoán thế nào là P/E tốt. Trên thực tế, chỉ số P/E bình thường sẽ giao động từ 5 đến 12. Các nhà đầu tư cần phải hiểu rằng không phải cứ chỉ số P/E cao sẽ là tốt. Bởi chỉ số P/E quá cao cũng đồng nghĩa với việc sẽ mang nhiều rủi ro hơn các loại cổ phiếu có chỉ số P/E thấp.

Trong trường hợp bạn muốn ra quyết định mua cổ phiếu có chỉ số P/E cao hoặc chỉ số P/E thấp hơn so với P/E của nền kinh tế trong nước, bạn cần phải xem xét kỹ và đảm bảo doanh nghiệp đó chất lượng.


App đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

Trải nghiệm app Infina tặng ngay quà tặng lên đến 2 triệu đồng!

Những lời khuyên thực chiến trong đầu tư chứng khoán

Định hướng đầu tư lâu dài

Để giữ một tâm lý đầu tư ổn định không phải là điều dễ dàng, vì vậy các nhà đầu tư thường chọn đầu tư ngắn hạn và khó có thể tìm được lợi nhuận lâu dài. Các nhà đầu tư không nên đầu tư theo mạng xã hội, không nên chạy theo đám đông. Vì vậy, nếu đã kiếm được mục tiêu “ngon lành” hãy giữ và chăm sóc cổ phiếu dài hạn.

Trang bị kiến thức về tài chính

Không phải chỉ cần biết viết, biết đọc, biết nhìn là có thể tham gia thị trường chứng khoán. Thị trường tài chính rất khắc nghiệt, vì vậy nhà đầu tư cần phải trang bị những kiến thức tài chính cơ bản. Nếu có thể, hãy tham gia một số khóa học tài chính uy tín, đừng bao giờ nghĩ nó là vô ích và chỉ cần đọc sách là đủ.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về chỉ số P/E, Infina tin rằng sau khi đọc bài viết này các nhà đầu tư có thể dễ dàng hiểu được P/E là gì trong chứng khoán.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

  • NAV của chứng chỉ quỹ – Kiến thức tài chính quan trọng không thể không biết

  • Các thuật ngữ trong chứng khoán cực bổ ích dành cho nhà đầu tư F0

  • Chứng khoán lô lẻ là gì? Nên mua cổ phiếu lô lẻ tại app nào cho an toàn?

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

 
 
 

Comments


Bài đăng: Blog2_Post
bottom of page