ROE là gì? Vì sao cần phải đặc biệt chú ý đến chỉ số này khi tham gia đầu tư?
- Infina
- 20 thg 6, 2022
- 6 phút đọc
Trong quá trình chọn mặt gửi vàng trên thị trường chứng khoán, bộ đôi ROE và ROA luôn là các chỉ số quan trọng phải sử dụng khi đánh giá sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chỉ số ROE là gì? Cùng theo dõi bài viết này của Infina nhé!
Nội dung chính
Chỉ số ROE là gì?
Công thức ROE là gì?
Ý nghĩa chỉ số ROE
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Lợi thế cạnh tranh
Công cụ hỗ trợ ra quyết định
App đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu
Mối quan hệ giữa ROE và ROA
Chỉ số ROE, ROA bao nhiêu là tốt?
Hạn chế của ROA và ROE
Hạn chế của ROA
Hạn chế của ROE
ROE quá cao
ROE âm
Không thể hiện được giá trị của tài sản vô hình
Tổng kết
Chỉ số ROE là gì?
ROE là thuật ngữ tiếng anh của từ Return on Equity. ROE là chỉ số đo lường lợi nhuận thu được trên một phần vốn chủ sở hữu của cổ đông. Nói đơn giản hơn, ROE thể hiện khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty đó. Vậy chỉ số ROE là gì trong chứng khoán?
Trong chứng khoán, các chuyên gia thường sử dụng ROE để phân tích các công ty cùng ngành để biết được hiệu quả khả năng sử dụng vốn của công ty sau đó mới đưa ra quyết định chọn mua cổ phiếu hay không? ROE cao đúng tiêu chuẩn, khả năng mang đến lợi nhuận tích cực và giá cổ phiếu có khả năng tăng lên cao.
Công thức ROE là gì?
ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu của cổ đông
Trong đó:
Thu nhập ròng là doanh thu gồm thuế mà doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian cụ thể. Tham số này được tổng hợp dựa trên báo cáo thu nhập doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu của cổ đông còn được hiểu là vốn chủ sở hữu bình quân của cổ đông được tính dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán. Thời gian tổng kết vốn chủ sở hữu của cổ đông thường trùng khớp với khoảng thời gian tính thu nhập ròng.
Ví dụ:
Trong năm 2021, Công ty A có tổng thu nhập ròng là 200 tỷ, vốn chủ sở hữu đầu kỳ là 1300 tỷ. Áp dụng công thức tính ROE, ta có ROE của công ty A là:
200 / 1300 x 100% = 15.38%
15.38% có ý nghĩa với một mức vốn nhất định từ cổ đông, thu được lợi nhuận đạt 15.38% so với mức vốn đó.
Ý nghĩa chỉ số ROE
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
ROE cho phép lãnh đạo chủ chốt của công ty dễ dàng nhận thấy khả năng sử dụng nguồn vốn của công ty mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Từ đó có các phương án, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Lợi thế cạnh tranh
ROE ổn định thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả. Vừa có nguồn vốn dồi dào và hoạt động hiệu quả trên cả nguồn vốn đó. Nếu ROE càng phát triển, tương đương thị phần của doanh nghiệp trên thị trường có thể được mở rộng.
Công cụ hỗ trợ ra quyết định
Đối với Doanh nghiệp
Tùy từng thời điểm và các chiến lược kinh doanh khác nhau, các lãnh đạo công ty có thể ra các quyết định điều động nguồn vốn nhằm tăng hoặc giảm chỉ số ROE tùy vào mục đích kinh tế.
Đối với Ngân hàng
Đây là tổ chức có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình huy động vốn của doanh nghiệp, Dựa vào chỉ số ROE, ngân hàng sẽ quyết định có hợp tác với doanh nghiệp đó hay không? ROE càng cao, khả năng doanh nghiệp thanh toán và đảo vòng vốn sẽ ổn định hơn rất nhiều.
Đối với Nhà đầu tư
Dùng chỉ số ROE để phân tích cổ phiếu doanh nghiệp và tránh các quyết định đầu tư sai lầm.
App đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Trải nghiệm app Infina tặng ngay quà tặng lên đến 2 triệu đồng!
Mối quan hệ giữa ROE và ROA
Có thể nói ROA, ROE là một cặp chỉ số tuyệt vời, chúng bổ sung cho nhau. Mối quan hệ của 2 chỉ số này được thể hiện theo công thức sau:
Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tổng tài sản hiện có / Vốn của chủ sở hữu
Qua công thức này, các nhà quản lý doanh nghiệp, các cổ đông cơ thể đánh giá chính xác khả năng sử dụng vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Với đòn bẩy tài chính thấp, khả năng sử dụng vốn và sự phát triển của công ty rất tốt.
Với đòn bẩy tài chính cao, công ty thường sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài để duy trì và phát triển kinh doanh. Việc này dẫn đến nguồn vốn đầu tư của các cổ đông có khả năng rủi ro cao hơn.
Chỉ số ROE, ROA bao nhiêu là tốt?
Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, tiêu chí công ty được các nhà đầu tư uy tín như Warren Buffett lựa chọn thường có ROE đạt mức 15%. Về lý thuyết với ROE đặt 15%, ROA tối thiểu phải từ 7,5% trở lên.
Ở Việt Nam, vì tỷ lệ lạm phát cao nên mức ROA của các doanh nghiệp rơi vào khoảng 10% đến 12% là rất tốt, đủ tiềm năng tham khảo để đầu tư.
Hạn chế của ROA và ROE
Hạn chế của ROA
ROA không thích hợp sử dụng và ứng dụng cho tất cả các doanh nghiệp đa ngành. ROA thích hợp nhất với ngành Ngân hàng vì sẽ biểu thị tốt hơn về giá trị thực của tài sản và các khoản nợ.
ROA có thể làm ảnh hưởng không tốt đến các công ty phi tài chính vì ROA là chỉ số so sánh lợi nhuận đầu tư với tài sản được tài trợ, vốn cổ phần,…
Hạn chế của ROE
ROE quá cao
Đây là dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp, thể hiện sự hoạt động không ổn định, lợi nhuận không nhất quán giữa các đợt thực hiện tính toán ROE. Ngoài ra ROE quá cao cũng có thể cho thấy rằng công ty đang có thu nhập ròng ở mức âm, các khoản nợ tăng cao và ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu.
ROE âm
Trường hợp này có thể do công ty tự mua lại cổ phiếu của mình để giảm vốn chủ sở hữu và giảm mức chi trả cổ tức.
Nhưng hầu hết ROE âm do hoạt động không hiệu quả. Đây là dấu hiệu cho thấy sự cần thiết của cho một cuộc điều tra vì có thể đây là dấu hiệu của việc chuyển giá.
Không thể hiện được giá trị của tài sản vô hình
Các tài sản vô hình như bằng sáng chế, lợi thế thương mại, bản quyền,… không được phản ánh rõ ràng qua chỉ số ROE. ROE chỉ thể hiện các giá trị lợi nhuận cụ thể dựa trên doanh thu hoạt động của công ty chứ không xác định chính xác tổng lợi nhuận trên mỗi cổ phần của cổ đông.
Tổng kết
Qua bài viết này, Infina đã cho các nhà đầu tư thấy lợi ích của ROE là gì. Tuy cũng có những hạn chế vì không có 1 chỉ số nào thể hiện đầy đủ các dữ kiện cần thiết và các nhà đầu tư nên kết hợp thêm các chỉ số khác như P/B, P/E, ROI, ROIC, ROS,… để có cái nhìn tổng quan hơn về việc chọn doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán để đầu tư.
Bạn nghĩ thế nào về chỉ số này? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
Hệ số Beta là gì? Tại sao phải chú ý đến hệ số này khi đầu tư chứng khoán?
Sóng Elliott là gì? Cách giao dịch khi gặp sóng Elliott chuẩn nhất
Cần cân nhắc gì khi thiết kế một danh mục đầu tư?
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Comments