top of page

ROS là gì? Cách tính chỉ số ROS như thế nào?

  • Ảnh của tác giả: Infina
    Infina
  • 31 thg 7, 2022
  • 4 phút đọc

Trong phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần chú ý đến các chỉ số kinh tế là ROA, chỉ số ROE,… Ngoài ra, chỉ số ROS cũng là một yếu tố mà các nhà nghiên cứu kinh tế phải đặc biệt quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Infina sẽ giúp bạn đọc hiểu được chỉ số ROS là gì, chi tiết cách tính và tính ứng dụng thực tế của loại chỉ số này.

Chỉ số ROS là gì?

ROS (Return On Sales) tức chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thực tế của một doanh nghiệp. Chỉ số ROS sẽ phản ánh xem một đồng doanh nghiệp thu về sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.


Trong đó, doanh thu được tính là doanh thu thuần từ các hoạt động bán hàng, dịch vụ sau đó trừ đi toàn bộ chi phí để tính ra lợi nhuận sau cùng. Từ chỉ số ROS, ta có thể biết được rằng doanh nghiệp đã và đang thực hiện việc quản lý và kiểm soát chi tiêu trong kỳ đã hợp lý hay chưa? Chỉ số ROS càng cao, càng chứng tỏ doanh nghiệp càng có lãi và làm ăn tốt.

Cách tính chỉ số ROS

Công thức tính chỉ số ROS:

ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) * 100%

Trong đó:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ – khoản giảm trừ doanh thu.

  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế hiện hành và các khoản thuế đã hoãn lại của doanh nghiệp đó.

  • Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp bán hàng, dịch vụ + lợi nhuận thuần từ việc kinh doanh.


Không chỉ vậy, sau khi có lợi nhuận sau thuế, các doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ cho chủ sở hữu công ty và các cổ đông không kiểm soát. Từ những điều này sẽ quy ra các khoản lãi cụ thể trên từng cổ phiếu.

ROS có vai trò như thế nào trong chứng khoán?

Sau khi đã hiểu chỉ số ROS là gì, bạn sẽ thấy đây là chỉ số rất quan trọng trong việc nghiên cứu trên thị trường chứng khoán. Thông qua chỉ số ROS, nhà đầu tư có thể theo dõi chính xác mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho các cổ đông của doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ luôn kỳ vọng nhận được cổ tức cao. Khi ROS tăng thì phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp đang tăng, như vậy các cổ đông sẽ nhận được nhiều lợi nhuận hơn.


Không chỉ vậy, khi ROS tăng mà cổ tức thực nhận không thay đổi thì có nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng việc sản xuất.

Ý nghĩa của chỉ số ROS

  • ROS âm: Thể hiện rằng doanh nghiệp này đang kinh doanh thua lỗ, điều này cũng thể hiện rằng các nhà quản lý doanh nghiệp đang không kiểm soát được chi phí của hoạt động kinh doanh công ty.

  • ROS dương: Thể hiện rằng doanh nghiệp này đang kinh doanh có lãi, không những vậy, nếu chỉ sô ROS càng lớn thì càng thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác giá trị của chỉ số ROS, chúng ta nên so sánh thêm giá trị chỉ số ROS so với trung bình chung của toàn ngành.

Mối quan hệ giữa ROS và ROE, ROA

Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần kết hợp việc phân tích và đánh giá các chỉ số ROS, ROA và ROE. Cụ thể:

  • Chỉ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) cho biết khả năng quản lý tài sản của một doanh nghiệp.

  • Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) cho biết mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.


Ba chỉ số này có xu hướng tương đồng với nhau, trong đó: ROA và ROE được tính trên số liệu bảng cân đối kế toán còn ROS được tính dựa theo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu chỉ số ROS tăng thì ROA, ROE cũng sẽ tăng và ngược lại.

Doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số ROS bằng cách nào?

Hiện nay có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số ROS để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng như các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn về doanh nghiệp. Trong bài viết này, Infina sẽ đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Doanh nghiệp định giá sản phẩm cao hơn nhưng phải hợp lý. Tuy nhiên cần lưu ý cẩn trọng, trong tình huống này cần phải tham khảo, phân tích và đánh giá để đưa ra kết luận giá tốt nhất để tránh việc không thể bán được hàng vì giá cao.


  • Xây dựng các danh mục chi phí hợp lý, đàm phán với các bên cung cấp vật liệu để được mua với giá chiết khấu.

  • Thiết lập quy trình bán hàng chuẩn và tìm cách tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin liên quan về chỉ số ROS là gì và cách tính ROS. Với chỉ số này, không chỉ nhà đầu tư mà các nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần phải chú ý. Từ đó mới có thể gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

  • Thiên nga đen là gì? Vì sao đây là ”kẻ thủ ác” của nền kinh tế?

  • Chỉ số P/E là gì? Khi P/E cao thì nó có ý nghĩa gì?

  • EPS là gì? Có nên lưu ý chỉ số này khi đầu tư chứng khoán không?

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

 
 
 

Comments


Bài đăng: Blog2_Post
bottom of page